Trầm cảm là một rối loạn tâm lý vô cùng phổ biến trong xã hội ngày nay. Tại Việt Nam, 14,9% dân số (khoảng 15 triệu người) bị mắc các rối loạn về tâm thần. Trong đó, tỷ lệ bị trầm cảm, lo âu chiếm tới 5,4% dân số. Đó là một trong những số liệu đáng báo động được đưa ra tại hội nghị “Nâng cao năng lực công tác bảo vệ sức khoẻ tâm thần (SKTT) cho cộng đồng” khu vực phía Nam năm 2023.
Trầm cảm là một căn bệnh của xã hội hiện đại, mặc dù vậy, thực trạng phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần ở Việt Nam lại chưa thực sự tương xứng, người bị bệnh đa số là bối rối khi đối mặt và vượt qua trầm cảm. Hậu quả để lại là, người bệnh (và người nhà) thường chủ quan, khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, hoặc có sử dụng thuốc nhưng tình trạng chỉ thuyên giảm mà không khỏi dứt diểm, tái đi tái lại, trầm cảm diễn ra thường xuyên trong cuộc sống như một căn bệnh “mãn tính”.
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý vô cùng phổ biến trong xã hội ngày nay (ảnh minh họa)
“Đa số các khách hàng của tôi đều là những người mắc rối loạn trầm cảm mãn tính, có người đã bị trầm cảm vài ba năm, có người đã chung sống với trầm cảm hơn 10 năm là chuyện hoàn toàn bình thường. Thông thường giai đoạn trầm cảm bắt đầu từ tuổi dậy thì, đến khi lập nghiệp và thậm chí kéo dài đến khi họ lập gia đình” – Chia sẻ của chuyên gia tâm lý Lâm Thu Huyền.
Chuyên gia tâm lý Lâm Thu Huyền
Hậu quả nặng nề của trầm cảm mãn tính
Thông thường, người bệnh trầm cảm sẽ rơi vào tình trạng u uất, tuyệt vọng, mặc cảm, lo âu, cáu gắt, mất động lực và né tránh xã hội, thậm chí có thể dẫn đến tự huỷ hoại hoặc thậm chí là tự tử. Trên thực tế, sau khi được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp tâm lý, những biểu hiện này thường giảm, người bệnh có vẻ như đã vượt qua giai đoạn “cấp tính” và trở lại cuộc sống bình thường, tức là có thể đi học, đi làm bình thường trở lại.
Tuy nhiên, trầm cảm thì không dừng lại ở đó, người bệnh mặc dù vẫn hoà nhập với cuộc sống nhưng vẫn phải sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn sau đó. Họ thường mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hằng ngày, không có động lực sống, năng suất lao động giảm, mất tập trung, thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, mất ngủ, lo âu, tự ti, căng thẳng, thu mình... Những cảm xúc này kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đáng kể tới các mối quan hệ, kết quả học tập, năng suất lao động và làm trì trệ cả các hoạt động hằng ngày. Việc uống thuốc nhiều năm hoặc tham vấn tâm lý nhưng không hiệu quả khiến sức khoẻ của họ suy kiệt và tâm lý chán nản, tuyệt vọng; không chỉ tâm lý mà cả tài chính của bệnh nhân và gia đình cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Trong nhiều năm, tôi vẫn đi làm bình thường, nhưng ít ai biết tôi vẫn ngày ngày chiến đấu với căn bệnh trầm cảm. Tôi uống thuốc mỗi ngày trong gần 10 năm, thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc bổ. Tôi mệt mỏi và tự ti, không dám bước vào một mối quan hệ nào. Trong công việc mọi người thường nhìn nhận tôi là chậm chạp, thiếu năng lượng, nhưng không biết tôi đã phải trải qua những gì. Thi thoảng sự bế tắc của tôi lại dồn lên và tôi rất muốn kết thúc cuộc sống này” (Tâm sự của chị P - Một người bệnh mắc trầm cảm dai dẳng).
Nguyên nhân sâu xa của trầm cảm
Chia sẻ với PV về điều này, chuyên gia tâm lý Lâm Thu Huyền phân tích:
“Người bệnh có thể tạm bình ổn tâm lý sau những sang chấn, hoặc các tổn thương, căng thẳng nhưng không có nghĩa là họ thực sự vượt qua được vấn đề. Khi gốc rễ chưa được giải quyết, vấn đề sẽ lại nổi lên.
Về bản chất, thuốc chỉ có tác dụng giúp giảm các triệu chứng chứ không giải quyết các vấn đề tâm lý gây ra trầm cảm, và ngay cả việc tìm được một chuyên gia tâm lý phù hợp và có trình độ cũng không hề đơn giản. Chưa kể, tham vấn tâm lý chỉ là một phần nhỏ của trị liệu trầm cảm.
Trong trầm cảm, các yếu tố gây bệnh tác động qua lại lẫn nhau. Tổn thương, căng thẳng gây ra suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn đến sự trì trệ trong lối sống, sự trì trệ này lại dẫn đến những hành động và phản ứng tiêu cực tiếp theo.
Người bệnh loay hoay không biết cách bắt đầu từ đâu để gỡ các nút rối của mình, càng gỡ càng rối, nhất là khi bản thân họ thiếu tỉnh táo, các vấn đề gốc rễ không được giải quyết, nên thường họ sẽ chán nản, buông xuôi và chấp nhận sống một cuộc sống chất lượng thấp.”
Hướng giải quyết khả thi cho bệnh nhân trầm cảm
“Từ nguyên nhân trên, chúng ta thấy rằng phương án hiệu quả nhất để đối phó được với trầm cảm nói chung và trầm cảm mãn tính nói riêng, đó là người bệnh cần được tiếp cận một quy trình trị liệu đầy đủ, toàn diện, xử lý được những tổn thương, căng thẳng từ gốc rễ của họ”, chị Huyền chia sẻ.
“Và đặc biệt, họ cần được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết từng hành động cụ thể bởi chuyên gia tâm lý, chứ không phải là những hướng dẫn hay những lời khuyên chung chung trên báo, đài. Có một nghịch lý là hiện tại có rất nhiều lời khuyên bệnh nhân trầm cảm nên có lối sống lành mạnh, tích cực; nhưng cá nhân tôi thấy điều đó khó khả thi với bệnh nhân trầm cảm nặng hoặc mãn tính, vì chính trầm cảm đã cướp đi động lực sống và khả năng kiểm soát cuộc sống của họ rồi.”
PV: Vậy giải pháp mà chị đã áp dụng cho khách hàng của mình là gì?
“Chúng tôi đã triển khai Quy trình trị liệu trầm cảm đặc thù, giúp cho khách hàng có thể từng bước điều chỉnh lối sống, nắn chỉnh tư duy, cảm xúc, biết cách đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống và đặc biệt là xử lý tận gốc những tổn thương. Đây là một quy trình toàn diện, tận gốc và đặc biệt người bệnh được đồng hành, hướng dẫn từng hành động cụ thể trong mỗi ngày, mỗi tuần để thấy được sự tiến triển rõ rệt của bản thân.
Đây là quy trình đã được áp dụng nhiều năm ở Hoa Kỳ, Canada, và với trải nghiệm thực tế trị liệu thành công, dứt điểm cho rất nhiều bệnh nhân ở Việt Nam trầm cảm lâu năm, chúng tôi mong muốn phổ rộng quy trình trị liệu này tới nhiều bệnh nhân hơn, nên không chỉ dừng lại ở tham vấn, trị liệu trực tiếp mà chúng tôi còn đóng gói quy trình trị liệu này thành Khoá học “Tự chiến thắng trầm cảm tại nhà”, dành cho các khách hàng không có đủ kinh phí, thời gian để có thể trị liệu trực tiếp tại văn phòng. Áp dụng những kiến thức trong khoá học mỗi ngày giúp người bệnh có thể từng bước thoát khỏi trầm cảm, ngưng sử dụng thuốc và không cần tới gặp chuyên gia tâm lý.”